Thông tin tuyên truyền
TUYÊN TRUYỀN Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18/11/1930 - 18/11/2022
18/11/2022 05:31:03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                       TUYÊN TRUYỀN

 Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam

18/11/1930 - 18/11/2022

---

 

         Trong không khí thắm đượm tình đoàn kết dân tộc của Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống MTTQ việt Nam ( 18/11/1930 – 18/11/2022)-, chúng ta bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Người kế thừa phát huy cao độ truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, Người sáng lập lãnh đạo Đảng ta và Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam; dẫn dắt nhân dân ta đến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

         Chúng ta tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng, liệt sỹ, các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động, các nhân sỹ trí thức, những người tiêu biểu trong các cộng đồng dân tộc, tôn giáo, đã cống hiến xương máu, tài năng, sức lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

         Với niềm tự hào sâu sắc, chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử vẻ vang 92 năm qua của Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIX thực dân pháp xâm lược thống trị nước ta, biến nước ta từ chế độ phong kiến lạc hậu thành chế độ nửa thuộc địa và nửa phong kiến, chúng áp đặt chế độ cai trị hà khắc trên tất cả các lĩnh vực. với truyền thống yêu nước, đoàn kết ý trí quật cường, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy, hình thành nhiều phong trào yêu nước và tổ chức chính trị, dấy lên hàng trăm cuộc khởi nghĩa từ Bắc tới Nam song đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn.

        Trong bối cảnh ấy, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước nồng nàn, tầm nhìn xa trông rộng, trên con đường đi tìm đường cứu nước, đã tìm thấy ánh sáng giải phóng dân tộc trong đêm trường nô lệ. Người đã biết tiếp thu được học thuyết cách mạng và khoa học Chủ nghĩa Mác - Lê nin và đưa ra kết luận “Muốn cứu nước, cứu nhà không còn con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.

       Ngày 3/2/1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái quốc, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt nam đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng đã xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng mạnh tư sản dân quyền với 2 nhiệm vụ là “Độc lập dân tộc và người cày có ruộng” có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng ấy phải được tiến hành bằng lực lượng cách mạng rộng lớn của toàn dân, lấy công nông làm động lực chính. Ngoài công nông, Đảng phải đoàn kết tất cả các giai cấp và các tầng lớp nhân dâncó tinh thần yêu nước. Đó chính là cơ sở cơ sở đề Đảng đề ra các nguyên tắc sách lược và chiến lược xây dựng các mô hình của Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Tháng 10 năm 1930 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua luận cương chính trị, đồng thời còn ra “Án nghị quyết về vấn đề phản đế”. Bản nghị quyết chỉ rõ “Ở Đông Dương hiện nay có nhiều lực lượng phản đế cần phải liên hiệp lại thành một phong trào thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mưu giải phóng cho xứ Đông Dương. Việc tổ chức phản đế là nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Chỉ hơn một tháng , sau khi có Án nghị quyết về vấn đề phản đế, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh.

       Hội Phản đế đồng minh hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất ra đời đã gây được cao trào trong cả nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp quần chúng, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo của đảng ta trong quá trình tổ chức xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất.

       Trong những năm 1936 -1939, tình hình thế giới diễn ra mau lẹ, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần. Đảng ta xác định mục tiêu chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc này là đấu tranh chống chế độ phẩn động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình, đồng thời chủ trương thành lập “Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương”. Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938 quyết định đổi tên thành “Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương”. Nhờ có chính sách đúng đắn, có phương pháp vận động khôn khéo, phương pháp đấu tranh linh hoạt nên mặt trận đã tập hợp, đoàn kết rộng rãi chẳng những công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ tư sản nhỏ mà còn bắt tay với các đảng phái cải lương kể cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương nhằm chống chủ ngĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do cơm áo , hòa bình.

       Trước tình hình chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939 đã chỉ rõ bước sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chông tất cả ách ngoại xân, tiến lên giải phóng dân tộc. Tháng 11/1940 Hội nghị BCH Trung ương Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế nhằm tập hợp hết thảy những lực lượng phản đế, phản phong kiến ở Đông Dương đânhs đổ đế quốc Pháp - Nhật và be lũ tay sai. Nhờ những chủ trương đúng đắn đó, các tổ chức phản đế nhanh chóng phát triển, Mặt trận được mở rộng trog các tầng lớp nhân dân.

        Năm 1941 tình hình thế giới và trong nước có nhiều nhiều biến chuyển. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp cùng Trung ương lạnh đạo cách mạng Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng daan tộc, tại hội nghị BCH Trung ương Đnagr lần thứ 8 đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh bao gồm các hội cứu quốc của các tầng lớp nhân dân. Hội nghị trung ương cũng quyết địnhlấy cờ đỏ sao vàng năn cánh làm cờ của Việt Minh và làm cờ Tổ quốc khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhờ có chính sách đúng đắn của Đảng, phong trào Việt minh đã phát triển nhanh chóng và lan tỏa khắp nước. Tháng 10/1944 Việt Minh công bố Tuyên ngôn, chương trình và điều lệ, đây là lần đầu tiên một Mạt trận dân tộc thống nhất trình bầy rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình.

       Tại Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào vào tháng 8 năm 1945, đã thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh quyết định Quốc kỳ, Quốc ca. Đại hội cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chỉ trong 2 tuần lễ, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, chính quyền của địch đã hoàn toàn sụp đổ. Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.

        Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, Đảng ta chuyển vào hoạt động bí mật, từ đó vai trò Việt Minh trong đới sống chính trị đất nước ngày càng được đề cao, ngày càng thu nhập thành viên mới. Nhờ những hoạt động có hiệu quả của Việt Minh, khối đại đoàn kết toàn dân thực sự trở thành hậu thuẫn vững chắc chống thù trong giặc ngoài, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua ghềnh nguy hiểm, bảo vệ được chính quyền, chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Đánh giá công lao to lớn của Việt Minh, tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt tháng 3/1951 nêu rõ: “Việt Minh có công lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chống quân cướp nước. Công đức ấy tất cả mọi người Việt Nam đều phải ghi nhớ. Lịch sử của Việt Minh 10 năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam”.

         Để đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng và sự phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 29/5/1964 Hội liên hiệp quốc dân việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt tuyên bố thành lập. Mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt cùng sát cánh bên nhau nhằm mục tiêu chung là kháng chiến thắng lợi. Việc thống nhất Việt Minh và Liên Việt trở thành yêu cầu khách quan của kháng chiến và sự nghiệp cách mạng nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Ngày 3/3 năm 1951 Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việtđã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Quá trinh kháng chiến toàn dân, toàn diện đã làm cho mặt trận Liên Việt khong ngừng lớn mạnh, Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo lên sức mạnh vật chất và tinh thần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Qua 9 năm kháng chiến mặt trận Liên Việt đã trở thành “Một trong những trụ cột của nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến, kiến quốc; là cơ sở quần chúng rộng rãi, làm thành một áo giáp bền vững của Đảng để đánh thắng bộn xâm lược và tay sai của chúng”.

        Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước tạm thời cị chia cắt làm 2 miền, cách mạng Việt Nam tiến hành đồng hai nhiệm vụ chiến lược song đều có mục tiêu chung là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ngày 10/9/1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và thông qua cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua yêu nước, tham gia khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thực sự là cơ sở vững chắc, cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà.

        Từ cao trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, ngày 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời với bản Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm, nội dung vơ bản là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân ví mục tiêu đấu tranh “Phải hòa bình! Phải độc lập! Phải dân chủ! Phải cơm no áo ấm! Phải thống nhất Tổ quốc!” nhằm đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ. Trong quá trình hoạt động Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Ngày (20-4-1968) trên cp sở thắng lợi và khí thế của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc và hòa bình Việt Nam ra đời đã mở rộng thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.

       Từ khi ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã làm một phần chức năng của chính quyền nhân dân. Sau khi có chính quyền cách mạng lâm thời mặt trận giữ vai trò trụ cột và hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng, không ngừng đẩy mạnh hoạt động trên cả ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn tòn miền Nam thống nhất Tổ quốc.

       Sau khi thống nhất đất nước, từ ngày 31/1 đến 4/2/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất 3 tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đay là Đại hội lịch sử, biểu dương thắng lợi to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, là mốc son đânh dấu bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong giai đoạn mới của cách mạng.

       Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, MTTQ Việt Nam tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và bảo vệ Tổ quốc” và xác định; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị các đoàn thể nhân dân và của các cá nhân tiêu biểu trong các gia cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tông giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận”.

       Kế thừa xứng đáng và tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm xây dựng và phát triển của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, Để nâng cao vai trò của Mặt trận cần có giải pháp đồng bộ, nhưng trước hết và quan trọng nhất đó chính là sự vận động phát triển và không ngừng đổi mới của chính tổ chức Mặt trận với các giải pháp chủ yếu như: Cần tiếp tục mở rộng Mặt trận đoàn kết toàn dân, đổi mới phương thức vận động và tập hợp, phát huy tốt vai trò gương mẫu của các vị tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đoàn kết. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân của các tổ chức thành viên, bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển các hình thức tự quản trong nhân dân. Vận động các các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Tổ chức và triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, tăng cường hỗ trợ và đề nghị với trên xây dựng nhà “Đại đoàn kết” và các biện pháp giảm nghèo bền vững. Vận động đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tiếp tục thự hiện có hiệu quả các chương trình “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”

        Phát huy tốt hơn nữa vai trò của mặt trận trong phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới; làm tốt vai trò của mặt trận trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu quả các hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Pháp luật. Tích cực vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào các dự thảo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của MTTQ, cần quan tâm những vấn đề về dân sinh, dân chủ, và dân trí; tập trung sâu sát, lắng nghe những ý kiến kiến nghị chính đáng của nhân dân, tiếp tục phối hợp công tác giữa Mặt trận và tổ chức thành viên xây dưng các mô hình mới.

Thực hiện Hướng dẫn số 79/HD-MT ngày 11/10/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương về việc tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022; được sự nhất trí của Đảng ủy, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ xã Cẩm Đoài chỉ đạo các ban công tác Mặt trận thôn tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân năm 2022 địa điểm tại nhà văn hóa 3 thôn thời gian vào tối 16/11/2022

- Thông qua việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm củng cố, tăng cường, phát huy quyền làm chủ, sự đoàn kết, đồng thuận, sự gắn bó, chia sẻ khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân nhân trong cộng đồng, tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhân dân trong củng cố và phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở.

- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân tự đánh giá kết quả tự quản của cộng đồng, suy tôn, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Đặc biệt là động viên khích lệ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh đoàn kết chung sức, chung lòng trong công tác phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid -19.

- Đánh giá và biểu dương kết quả sau 01 năm thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

       Nhân Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đầy ý nghĩa này, các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu đã cùng Ban công tác mặt trận thôn thực hiện tốt các chương trình phối hợp, thống nhất hành động cùng chung tay góp sức củng cố và phát huy sức mạnh to lớn của khối liên minh chính trị trong cơ sở thôn.

       Trân trọng  và ghi nhận sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong xã đã chăm lo tới người nghèo và các hoạt động xã hội, trong suốt 92 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn kề vai sát cánh, đoàn kết một lòng, đấu tranh gian khổ, không sợ hy sinh, cùng chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết.

       Trong thời gian tới trên con đường phát triển với nhiều thuận lợi song cũng đầy khó khăn thử thách. Ban thường trực Uỷ ban MTTQ xã rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp sâu sát, hiệu quả hơn nữa của các cấp, chính quyền các ban ngành đoàn thể, các cá nhân tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong thôn nhà trong năm qua đã đồng tâm hiệp lực, đem sức lực, trí tuệ đống góp xây dựng quê hương Cẩm Đoài giàu đẹp văn minh.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công đại thành công.

                                                Cẩm Đoài ngày 15/11/2022

                                                                           TM.BAN THƯỜNG TRỰC

 

                                                                                Vũ Hữu Dưỡng

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CẨM ĐOÀI - HUYỆN CẨM GIÀNG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Văn Hạnh

Địa chỉ: Cẩm Đoài, Cẩm Giàng, Hải Dương

Điện thoại: 0981.923.559

Email: 

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0